Giới thiệu về Múa Lân Sư Rồng
Múa lân sư rồng là một môn nghệ thuật múa dân gian lâu đời cách đây hơn 1500 năm bắt nguồn từ Trung Hoa với ý nghĩa biểu tượng cho sự hạnh phúcTrải qua quá trình giao thoa văn hóa phương Đông, bộ môn này đã du nhập vào Việt Nam từ đầu thế kỷ 20 và tới nay đã trở thành nét đẹp tinh thần của nhiều sự kiện.
Ngày nay các chương trình event có không khí vui nhộn, hầu hết đều cần đến sự góp mặt của đội múa lân sư rồng chuyên nghiệp. Mục tiêu của việc này vừa có ý nghĩa trang trọng, vừa mang không khí sôi động, thu hút đến người xung quanh khi tham dự chương trình và góp phần thể hiện tầm quan trọng của chương trình sự kiện được thực hiện.
Riêng với doanh nghiệp thì những màn múa lân sư rồng tượng trưng cho sự thịnh vượng, thành công, xua đuổi tà ma, mong muốn mọi việc được diễn ra thuận lợi.
Đặc Điểm của Múa Lân – Sư – Rồng
Múa Lân: Múa lân hiện nay có hai loại – là loại có sừng và không sừng, trong đó lân không sừng là biểu tượng của tháng giêng. Còn lân có sừng hay còn được gọi là Kì Lân thường xuyên được sử dụng khi thuê đội múa lân nhiều nhất. Có loại lân đặc biệt được chế tạo nửa giống Lân, nửa giống Rồng, tuy nhiên Lân đặc biệt này ít xuất hiện tại các buổi trình diễn.
Múa Sư: Đối với múa sư thường có 4 người, 2 người múa (1 người đầu, 1 người thân Sư), 1 người đánh trống, 1 người cầm quả cầu. Trống trong múa Sư khác với múa Lân.
Múa Rồng: Riêng đối với múa rồng thì được chia làm ba loại chính. Rồng tơ được chế tạo bằng vải gắn chặt vào cây cứng để múa. Rồng tròn được làm bằng giấy cứng, có bụng tròn và dài. Rồng cứng, chỉ dùng để rước, khiêng, chứ không để biểu diễn. Múa Rồng xuất hiện sớm hơn múa Lân, Sư, và được biểu diễn với số lượng người khá động, thậm chí lên đến 20-30 người nếu biểu diễn.